1. Hồ sơ cần cung cấp khi dùng dịch vụ lập báo cáo tài chính
Khi chọn dịch vụ làm báo cáo tài chính tại TLQ, Quý DN chỉ cần cung cấp các hồ sơ sau:
- Hóa đơn mua vào, bán ra phát sinh trong năm.
- Sao kê các tài khoản ngân hàng công ty.
- Bảng lương nhân viên các tháng trong năm kèm theo thông tin tên nhân viên, số CMND/CCCD của từng nhân viên.
- Chứng từ nộp bảo hiểm xã hội cho nhân viên (nếu có).
- Số dư các tài khoản kế toán của năm trước năm báo cáo (nếu công ty thành lập trước đó).
- Mật khẩu đăng nhập vào trang khai thuế điện tử của doanh nghiệp, chữ ký số để nộp tờ khai,…
2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 và các quy định xử phạt
Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho năm 2023 và các quy định xử phạt liên quan là một khía cạnh quan trọng của quản lý tài chính doanh nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu chặt chẽ về tính chuẩn bị và tuân thủ quy định pháp lý.
2.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023
Thời gian nộp báo cáo tài chính của năm 2023 cụ thể?
Căn cứ tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC, thời gian nộp báo cáo tài chính của năm 2023 đối với từng doanh nghiệp như sau:
(1) Doanh nghiệp nhà nước
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán theo năm dương lịch 2023 của doanh nghiệp từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023 là 30/1/2024 và 30/3/2024 (đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước).
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
(2) Loại hình doanh nghiệp khác
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán theo năm dương lịch 2023 của doanh nghiệp là từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023 là 30/1/2024 (đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh) và 30/3/2024 (đối với các loại hình doanh nghiệp khác)
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
(3) Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Ví dụ: Năm tài chính theo năm dương lịch 2023 của doanh nghiệp từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023 là 30/3/2024.
Báo cáo tài chính năm 2023 bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp bao gồm:
– Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B 01 – DN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B 02 – DN
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B 03 – DN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính – Mẫu số B 09 – DN
Lưu ý: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Hoặc áp dụng quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC.
2.2 Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính
Mức phạt khi quá thời hạn từ việc nộp báo cáo tài chính. Theo Điều 12 của Nghị định số 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng:
- Nộp báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng:
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
- Nộp báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
- Công khai báo cáo tài chính không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp yêu cầu kiểm toán theo pháp luật.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng:
- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật.
- Cung cấp, công bố báo cáo tài chính tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng:
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
- Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 của Điều này.
3. Những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính
Nếu doanh nghiệp đang trải qua biến động nhân sự kế toán, có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ, và kế toán viên chưa có kinh nghiệm lập bảng BCTC, việc sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính là một điều cần thiết, bởi:
- Tiết Kiệm Chi Phí Hiệu Quả: So với việc thuê kế toán viên, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí.
- Tư Vấn chi tiết về Chi Phí Tính Thuế TNDN: Chuyên viên kế toán báo cáo tài chính sẽ tư vấn chi tiết về chi phí khi tính thuế TNDN một cách nhanh chóng.
- Số Liệu Kế Toán Rõ Ràng và Chính Xác: Sự chuyên nghiệp về thái độ phục vụ và nghiệp vụ vững vàng của đội ngũ chuyên viên kế toán TLQ đảm bảo rằng số liệu kế toán sẽ được thực hiện một cách rõ ràng và chính xác nhất.
- Đảm Bảo Thời Gian và Trách Nhiệm: Đảm bảo thời gian nộp báo cáo tài chính và chịu toàn bộ trách nhiệm về số liệu do chúng tôi thực hiện.
NHIỆM VỤ CỦA TLQ KHI THỰC HIỆN BCTC CHO DN
- Tư vấn tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ hóa đơn chứng từ.
- Rà soát chứng từ, phân loại và sắp xếp chứng từ.
- Rà soát tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hàng tháng hoặc quý trong năm doanh nghiệp đã nộp.
- Kiểm tra chi phí lương, BHYT, BHXH…
- Tính và lập các bảng khấu hao TSCĐ.
- Lập các bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, phí trả trước, phí chờ kết chuyển.
- Hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp.
- Lập và nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lập và nộp tờ khai quyết toán thuế thuế thu nhập cá nhân.
- Lập và nộp báo cáo tài chính năm.
- Kết chuyển, tổng hợp thông tin để lập sổ sách kế toán, kết quả kinh doanh, thuyết minh BCTC.
- Tư vấn cho doanh nghiệp các nội dung liên quan trong quá trình tổng hợp để lập BCTC…
- In và hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo quy định.
Share bài viết:
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp 2024 chỉ 900.000 đồng
- DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân?
- Đề xuất trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết
- Cơ quan thuế có được kiểm kê hàng hóa trong kho không?
- Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào?
- Cách giảm rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử
- Những lưu ý khi mở thêm địa điểm cho hộ kinh doanh
- Hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho?
- Trường hợp nào hóa đơn không cần đơn vị tính, số lượng, đơn giá?
- Bên bán tự ý hủy hóa đơn đã kê khai thuế, xử lý thế nào?
- Chế độ BHXH sẽ thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương?
- Lãi vay có chịu thuế GTGT, có được tính vào chi phí không?
- Hóa đơn không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?
- Hướng dẫn hạch toán kế toán Chiết khấu thương mại
- HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
- Thanh toán bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT?
- Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?
- Các khoản thu nhập không phải đóng BHXH bắt buộc, miễn thuế TNCN 2023
- Chờ hưởng lương hưu có lợi hơn rút BHXH một lần!