Doanh nghiệp được hoãn đóng BHXH đến tháng 12/2020

Công văn số 2533/BHXH-BT ngày 10/8/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (2 trang)

Do dịch Covid-19 tái bùng phát trở lại, BHXH Việt Nam đã chấp thuận cho doanh nghiệp được tiếp tục tạm dừng đóng một phần BHXH (quỹ hưu trí, tử tuất) tối đa đến hết tháng 12/2020.

Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục duyệt hồ sơ tiếp tục tạm dừng đóng BHXH vẫn thực hiện theo các hướng dẫn trước đây tại Công văn số 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 4/5/2020.

Theo hướng dẫn tại điểm 1 Công văn số 1511/LĐTBXH-BHXH, doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây được hoãn đóng BHXH:
(i) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế.

(ii) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Điều kiện tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất, chỉ cần thỏa mãn một trong 3 điều kiện sau:

– Số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trở lên.

– Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra.

– Đã đóng đủ BHXH đến hết tháng 1/2020 và do ảnh hưởng của dịch phải giảm từ 50% số lao động tham gia BHXH trở lên (bao gồm: lao động phải nghỉ hẳn và lao động đang tạm hoãn/ nghỉ không lương/ ngừng việc từ 14 ngày trở lên).

Thời gian tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất tính từ tháng doanh nghiệp có văn bản đề nghị nhưng không quá 12 tháng.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết việc tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất thực hiện theo hướng dẫn tại mục 5 Công văn này.

* Thủ tục tạm hoãn đóng BHXH do dịch Covid-19 như thế nào?

Không phải mọi doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đều được tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất mà chỉ những doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo Luật định, mới được áp dụng chính sách hỗ trợ này.

Theo đó, Quy trình và trách nhiệm thực hiện theo Điều 28 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Bước 01:
Đối với doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên

Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc.

+ Gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã (gọi chung là Phòng Lao động – Thương binh và xã hội cấp huyện) đối với doanh nghiệp do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý (trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết).

+ Gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc UBND TP.Hà Nội và các doanh nghiệp do BHXH Thành phố trực tiếp quản lý.

+ Gửi Bộ, ngành Trung ương (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý).

Đối với doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh Covid-19 gây ra (không kể giá trị tài sản là đất)

Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại dịch bệnh.

+ Gửi Phòng Tài chính- Kế hoạch quận, huyện, thị xã (gọi chung là Phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện) đối với doanh nghiệp do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý (trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng gửi Sở Tài chính và Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết).

+ Gửi Sở Tài chính TP.Hà Nội đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc UBND TP.Hà Nội và các doanh nghiệp do BHXH thành phố trực tiếp quản lý.

+ Gửi cơ quan tài chính của Bộ, Ngành Trung ương hoặc Bộ Tài chính (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý).

Bước 02:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Lao động – Thương binh Xã hội cấp huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện, Sở Lao động –  Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội, Sở Tài chính TP.Hà Nội, các Bộ, ngành Trung ương, hoặc Bộ Tài chính xem xét, xác định và có văn bản trả lời doanh nghiệp.

Bước 03:

Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CPstatus2 có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị tham gia BHXH.

Bước 04:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Về tổ chức thực hiện, BHXH quận, huyện, thị xã có trách nhiệm:

Tiếp nhận, thẩm định đủ điều kiện, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và không tính lãi theo quy định.

Đẩy mạnh tuyên truyền quy định của pháp luật về các trường hợp, điều kiện, thủ tục, hồ sơ thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tới tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra nếu không có dấu hiệu vi phạm; đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ BHYT và Quỹ BHTN để đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Kết thúc thời gian tạm dừng đóng, kịp thời thông báo và đôn đốc doanh nghiệp đóng bù quỹ hưu trí và tử tuất của thời gian tạm dừng đóng.

Thường xuyên, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo đúng quy định của pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh lạm dụng, trục lợi.

Báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 01 và 15 hàng tháng gửi BHXH Thành phố để tổng hợp, theo dõi và báo cáo BHXH Việt Nam./.

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
  • Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
  • Email:[email protected]
  • Web: https://tunglinhquan.com
  • FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm: 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *