Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
Nhiều khách hàng có thắc mắc không biết lựa chọn hình thức nào và sự khác nhau giữa hai hình thức trên. Trong bài viết này, Chúng tôi so sánh sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn loại hình phù hợp.
>> Xem thêm: Phân biệt chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
Khái niệm về chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền (khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp).
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp).
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. (Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP).
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
So sánh giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Nội dung |
Chi nhánh |
Địa điểm kinh doanh |
Hoạt động kinh doanh | Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký. | Được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký. |
Con dấu, giấy phép hoạt động | Có con dấu riêng;Có giấy chứng nhận hoạt động riêng. | Không có dấu riêng;Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Về đặt tên | Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện | Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh |
Ký kết hợp đồng Xuất hóa đơn | Được phép ký hợp đồng kinh tế;Được phép sử dụng và xuất hóa đơn. | Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. | Không có mã số thuế riêng.Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.
Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc. |
Hạch toán thuế | Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc. | Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung. |
Các loại thuế phải nộp | Thuế môn bàiThuế Giá trị gia tăng
Thuế Thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân |
Thuế môn bài |
Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh. | Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận. | Hồ sơ thành lâp đơn giản;Khi thay đổi địa chỉ không phả làm thủ tục xác nhận thuế. |
Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.
>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
Tùy theo mục đích hoạt động và định hướng phát triển của từng doanh nghiệp mà bạn sẽ quyết định chọn lựa thành lập chi nhánh công ty hay địa điểm kinh doanh.
❖ Ưu điểm của chi nhánh công ty so với địa điểm kinh doanh là:
Chủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác trong nội bộ chi nhánh.
Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp), sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời, mang đến lòng tin, sự thuận tiện cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng. Đó là lý do các doanh nghiệp, tập đoàn chọn thành lập chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành lớn thay vì địa điểm kinh doanh.
Chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, địa điểm kinh doanh phải phụ thuộc vào công ty hoặc chi nhánh.
Chi nhánh có MST riêng nên không cần phải làm thủ tục cấp MST 13 như địa điểm kinh doanh.
❖ Nhược điểm của chi nhánh công ty so với địa điểm kinh doanh là:
Hồ sơ thành lập chi nhánh rắc rối hơn so với địa điểm kinh doanh.
Thủ tục giải thể chi nhánh phức tạp và lâu hơn địa điểm kinh doanh.
Nếu chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ phân biệt được chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh. Đồng thời, chọn được loại hình phù hợp với những chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp, hạn chế những phát sinh chi phí và thời gian không nên có.
> Xem thêm: Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)
Share bài viết:
Thông tin liên hệ:
Xem thêm:
- Quy định mới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phân biệt chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
- Tổng hợp chính sách về tiền lương có hiệu lực từ 01/8/2021
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội
- Lưu ý khi Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
- Các thủ tục sau khi thành lập công ty
- Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói
- Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
- Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty?
- Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp
- Ưu nhược điểm khi thành lập công ty so với thành lập hộ kinh doanh\
- Thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết miễn giảm thuế theo thủ tục rút gọn
- Hướng dẫn làm thủ tục online để nhận tiền hỗ trợ Covid-19
- Cần lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ công ty
- Mua bán nợ được miễn thuế GTGT nhưng phải lập hóa đơn
- Điều chỉnh quyết toán thuế TNCN phải sửa lại tờ khai thuế có sai sót
- Lưu ý khi thanh kiểm tra thuế về giao dịch liên kết
- BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022?
- Đối tượng nộp thuế nhà thầu 2021
- Gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2021
- Tổng hợp điểm mới của Thông tư 40/2021 về thuế hộ kinh doanh
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
- Chính sách mới về bảo hiểm xã hội
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể
- Các quy định khi giải thể doanh nghiệp
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG