Khi kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp có thể lựa chọn tạm ngừng hoạt động. Theo đó, tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài (lệ phí môn bài) không? Muốn tạm ngừng kinh doanh mà không phải nộp thuế môn bài cần đáp ứng điều kiện gì? Cùng tham khảo bài viết sau.
1. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Người nộp lệ phí môn bài sẽ không phải nộp lệ phí môn bài nếu đáp ứng 02 điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC:
1- Có văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ 01/01 – 31/12) gửi cơ quan thuế/cơ quan đăng ký kinh doanh trước ngày 30/01 của năm xin tạm ngừng kinh doanh;
2- Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng kinh doanh.
Nếu không đảm bảo điều kiện nêu trên thì phải nộp lệ phí môn bài cả năm.
Theo đó, người nộp lệ phí môn bài sẽ không phải nộp lệ phí nếu đáp ứng điều kiện nêu trên. Như vậy, việc tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài hay không phụ thuộc vào thời điểm đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp có văn bản xin tạm ngừng kinh doanh trước 30/1 và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng kinh doanh thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm đó, nếu đã nộp lệ phí môn bài năm đó rồi thì không được hoàn lại.
Lưu ý: Từ ngày 25/02/2020 (thời điểm Nghị định số 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực), đăng ký tạm ngừng trong năm dương lịch (không trọn năm từ ngày 01/01 – 31/12) nhưng đáp ứng điều kiện nêu trên vẫn được miễn lệ phí môn bài của năm đó (thay vì phải tạm ngừng trọn năm dương lịch như quy định trước đây tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty toàn quốc 900.000 đồng
2. Cách tạm ngừng kinh doanh mà không phải nộp thuế môn bài
Từ phân tích trên, có thể thấy rằng, để không phải nộp lệ phí môn bài khi tạm ngừng kinh doanh thì cần phải thỏa mãn cả 02 điều kiện:
Thứ nhất, có văn bản xin tạm ngừng kinh doanh trước ngày 30/1 của năm xin tạm ngừng.
Đối chiếu với quy định tại Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP
– Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh: Phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
– Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh: Phải gửi thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh.
Do đó, để thực hiện theo đúng quy định liên quan:
– Doanh nghiệp phải gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày ngày 30/01 của năm tạm ngừng
– Còn tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh phải gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày 30/01 của năm tạm ngừng,
Thứ hai, chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn nộp lệ phí môn bài thông thường: Chậm nhất là ngày 30/01 hằng năm.
Lưu ý:
Stt |
Đối tượng |
Thời hạn |
1 |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ khi thành lập doanh nghiệp | – Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 06 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm kết thúc thời gian miễn.
– Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 06 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn. |
2 |
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại | – Nếu ra hoạt động trong 06 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động.
– Nếu ra hoạt động trong 06 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động. |
Chậm nộp lệ phí môn bài sẽ phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm nộp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được xác định như sau:
– Đối với tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh: Là thời gian được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.
– Đối với tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh: Là thời gian được cơ quan thuế ghi trên Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
– Đối với người nộp thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh: Là thời gian được ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Kết luận: Nếu muốn tạm ngừng kinh doanh mà không phải nộp lệ phí môn bài:
– Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải gửi hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày 30/01 của năm xin tạm ngừng.
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh từ ngày 30/01/2024 – 29/01/2025 để được miễn lệ phí môn bài năm 2024, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh tới Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất là ngày 25/01/2024 (03 ngày làm việc trước ngày 30/01/2024) và chưa nộp lệ phí môn bài năm 2024.
– Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh: Phải nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày 30/01 của năm xin tạm ngừng.
Ví dụ: Hộ kinh doanh muối muốn tạm ngừng kinh doanh từ ngày 30/01/2024 – 29/01/2025 để được miễn lệ phí môn bài năm 2024 cần phải nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 29/01/2024 (01 ngày làm việc trước ngày 30/01) và chưa nộp lệ phí môn bài năm 2024.
>> Xem thêm: Quy trình thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
3. Mức nộp lệ phí môn bài mới nhất
Hiện nay, mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư |
Mức lệ phí |
Bậc thuế |
Tiểu mục nộp tiền |
Trên 10 tỷ đồng | 03 triệu đồng/năm |
Bậc 1 |
2862 |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 02 triệu đồng/năm |
Bậc 2 |
2863 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 01 triệu đồng/năm |
Bậc 3 |
2864 |
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN KHAI, NỘP THUẾ ĐỐI VỚI HKD, CNKD TRỰC TIẾP KHAI THUẾ 2025
4. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp hồ sơ quyết toán thuế?
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Do đó, nếu tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính, không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế.
CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG THỜI GIAN TẠM NGỪNG KINH DOANH
1. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch (01/01 – 31/12)
Với trường hợp này, doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN.
Ví dụ 1:
Công ty A nộp văn bản thông báo tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 01/01/2025- 31/12/2025 (trọn năm dương lịch) thì năm 2025 công ty A:
- Không phải nộp lệ phí môn bài năm 2025;
- Không phải nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN;
- Không phải quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN và thuế GTGT;
- Không phải nộp báo cáo tài chính năm 2025.
Lưu ý:
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng lần 1 không trọn năm, sau đó tiếp tục tạm ngừng lần 2 thì vẫn được miễn lệ phí môn bài của năm thứ 2 nếu tạm ngừng trọn năm thứ 2.
Ví dụ 2:
Công ty B lần 1 đăng ký tạm ngừng từ 01/07/2024 – 30/06/2025 Sau đó, công ty lại tiếp tục đăng ký tạm ngừng từ 01/07/2025 – 30/06/2026 (trọn năm dương lịch). Vậy thì, năm 2025 công ty B sẽ được:
- Miễn lệ phí môn bài;
- Miễn các báo cáo thuế, báo cáo tài chính như ví dụ 1.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục tạm ngừng lần 2 (từ 01/07/2025 – 30/06/2026), công ty B cần thông báo với cơ quan thuế để cơ quan điều chỉnh giảm nghĩa vụ thuế môn bài năm của năm 2025.
>> Tham khảo thêm: Bậc thuế môn bài doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không tròn tháng, quý hoặc không tròn năm dương lịch (năm tài chính) thì:
- Phải nộp hồ sơ kê khai thuế theo tháng, quý;
- Phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN và thuế GTGT;
- Phải nộp báo cáo tài chính năm;
- Không được sử dụng hóa đơn.
Lưu ý:
Nếu tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn còn nợ tiền cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải tiếp tục thanh toán và làm thủ tục báo giảm lao động. Sau khi hoàn thành cả 2 việc trên, doanh nghiệp sẽ không phát sinh các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội nữa.
———-
Từ các ví dụ trên bạn có thể thấy rằng, nếu tạm ngừng kinh doanh không trọn năm thì doanh nghiệp phải kê khai quyết toán thuế TNDN và nộp báo cáo tài chính năm đầy đủ, dù doanh nghiệp chỉ hoạt động 1 ngày.
Chi phí dịch vụ tạm ngưng kinh doanh tại TLQ:
Các bước dịch vụ làm thủ tục tạm ngưng kinh doanh tại TLQ
Bước 1: Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Bước 2: Qúy khác cung cấp thông tin doanh nghiệp
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp
Bước 4: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh
Bước 5: Bàn giao kết quả cho khách hàng và thu phí dịch vụ tạm ngừng kinh doanh.
Share bài viết:
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Xem thêm:
- Trường hợp bắt buộc phải đổi từ CMND sang thẻ căn cước
- Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm 2024
- Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói
- Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
- Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty?
- Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp
- Tổng hợp điểm mới của Thông tư 40/2021 về thuế hộ kinh doanh
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
- Chính sách mới về bảo hiểm xã hội
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể
- Các quy định khi giải thể doanh nghiệp
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG